Hỗ trợ trực tuyến
0906 871 677
Thư viện hình ảnh
Đối tác khách hàng
Dịch vụ

Vệ sinh Bệnh viện

Môi trường bệnh viện là nơi tiềm ẩn nhiều nhiều nguy cơ lây nhiễm. Vì vậy việc vệ sinh bệnh viện phải có những tiêu chuẩn và nguyên tắc riêng. Vệ sinh bệnh viện phải được đảm bảo giúp cho không gian của bệnh viện luôn sạch sẽ thoáng mát và đúng chuẩn an toàn cho vệ sinh.

Công ty vệ sinh Pan Pacific Sài Gòn hiện đang cung cấp trọn gói dịch vụ vệ sinh cho các bệnh viện, trung tâm y tế với đội ngũ nhân viên lành nghề, chuyên nghiệp, tận tâm, máy móc thiết bị, hoá chất làm sạch chuyên dụng, hiện đại. 

Trong quá trình vệ sinh bệnh viện, Công ty vệ sinh Pan Pacific Sài Gòn luôn yêu cầu nhân viên thực hiện theo 09 bước vệ sinh cơ bản:

Bước 1: Mặc và đeo phương tiện phòng hộ cá nhân, đặt biển báo đúng chỗ.

Bước 2: Pha hóa chất làm sạch và khử khuẩn môi trường căn cứ vào hướng dẫn về nồng độ và cách làm.

Bước 3: Sắp xếp đồ đạc trong phòng bệnh, để gọn những đồ phục vụ nhu cầu và còn sử dụng được.

Bước 4: Tiến hành hót sạch chất thải, sau đó lau/quét ẩm.

Bước 5: Vệ sinh chi tiết tùy theo từng khu vực.

Bước 6: Trả lại đồ đạc về đúng vị trí ban đầu.

Bước 7: Dọn dẹp, thu gọn, tập hợp và mang dụng cụ, chất thải ra khỏi phòng.

Bước 8: Tháo bỏ găng tay và vệ sinh tay sạch sẽ.

Bước 9: Xác nhận đã hoàn thành công việc trong bản hồ sơ/bảng kiểm công việc hằng ngày.

Vệ sinh giường, bàn, ghế, đệm

Trường hợp 1: Vệ sinh giường, bàn, ghế, đệm của người bệnh không lây nhiễm

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân và dụng cụ, hóa chất vệ sinh.

Bước 2: Tiến hành pha hóa chất cần thiết.

Bước 3: Thu dọn các chất thải có trên bề mặt giường, bàn, ghế, đệm và loại bỏ những đồ đạc không cần thiết.

Bước 4: Vệ sinh chi tiết

Bước 5: Sắp xếp lại đồ đạc trong khu vệ sinh một cách gọn gàng.

Bước 6: Dọn dẹp chất thải, dụng cụ và mang ra khỏi phòng.

Bước 7: Bỏ găng tay ra và rửa tay sạch sẽ.

Bước 8: Ghi nhận đã hoàn thành vào trong bản hồ sơ hoặc bảng kiểm công việc hằng ngày.

Trường hợp 2: Vệ sinh giường, bàn, ghế, đệm của người bệnh lây nhiễm cũng làm theo 8 bước trong quy trình làm vệ sinh bệnh viện

Bước 1: Dùng phương tiện phòng hộ cá nhân và chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, hóa chất vệ sinh và khử khuẩn.

Bước 2: Thực hiện pha hóa chất khử khuẩn.

Bước 3: Bỏ chất thải trên bề mặt giường, bàn, ghế, đệm trong khu vực vệ sinh. Đồng thời, đem những đồ đạc không cần thiết đi.

Bước 4: Thực hiện vệ sinh 4 lần / Lần 1: Lau khăn ẩm. / Lần 2: Sử dụng nước xà phòng lau, cọ. / Lần 3: Dùng nước sạch lau và để khô / Lần 4: Dùng dung dịch khử khuẩn lau lần cuối và để khô.

Bước 5: Kê và sắp xếp lại đồ đạc ở chỗ vệ sinh.

Bước 6: Mang dụng cụ, chất thải ra khỏi phòng.

Bước 7: Cởi găng tay ra và rửa sạch tay.

Bước 8: Lấy hồ sơ hoặc bảng kiểm công việc để ghi vào là đã xong.

Vệ sinh phòng vệ sinh: Đối với nhà vệ sinh nhân viên, cần làm vệ sinh tối thiểu 2 lần/ngày. Còn với nhà vệ sinh của bệnh nhân hoặc công cộng cần làm vệ sinh tối thiểu 3 lần/ngày. Có thể phải làm vệ sinh thêm nếu nhà vệ sinh bị bẩn.

Vệ sinh hành lang, cầu thang: 

Bước 1: Mang phương tiện phòng hộ cá nhân, chuẩn bị hóa chất, dụng vụ và đặt biển báo đúng nơi quy định.

Bước 2: Pha hóa chất lau bề mặt.

Bước 3: Thu gom chất thải vào túi/thùng chuyên dụng.

Bước 4: Thấm nước xà phòng vào tải sạch và lau biển báo, hướng dẫn, tay vịn, bề mặt cầu thang, bờ tường. Sau đó dùng nước sạch lau lại và để khô. Bước 5: Thu dọn và cất biển báo.

Bước 6: Cất dụng cụ và bỏ chất thải.

Bước 7: Bỏ găng tay và vệ sinh tay.

Vệ sinh bề mặt khi có máu và dịch cơ thể:  

Bước 1: Đặt biển báo, chuẩn bị dụng cụ và hóa chất vệ sinh: túi nhựa đựng chất thải lây nhiễm; khăn giấy, giẻ lau bề mặt; dung dịch sát khuẩn. Mặc phương tiện phòng hộ cá nhân: găng tay cao su dày, mũ, mặt nạ, kính bảo hộ (nếu cần).

Bước 2: Pha hóa chất lau bề mặt.

Bước 3: Loại bỏ các chất đổ tràn.

Bước 4: Thu dọn và cất biển báo.

Bước 5: Loại bỏ chất thải, cất giữ dụng cụ.

Bước 6: Bỏ phương tiện phòng hộ cá nhân ra và vệ sinh tay.

Bước 7: Hoàn tất quy trình bằng cách xác nhận hoàn thành vào hồ sơ hoặc bảng kiểm công việc.

Vệ sinh phòng mổ: 

Vệ sinh ngay sau mỗi ca phẫu thuật. / Có dụng cụ vệ sinh riêng cho phòng mổ. / Không dùng chổi quét trong phòng mổ. / Không cố định số lần lau nhà trong ngày: trung bình 4-5 lần hoặc lau khi bẩn bất kỳ. / Vệ sinh và khử khuẩn sau mỗi ca mổ. / Khi có dính  máu và dịch tiết: dùng khăn giấy lau vết máu đổ, sau đó lau lại bằng dung dịch khử khuẩn / Hạn chế ra vào khu vực phòng mổ. Không mặc đồng phục xanh + mang dép phòng mổ ra khỏi khu vực phòng mổ. / Nhân viên ra vào phòng mổ cần thực hiện đúng nội quy phòng mổ. / Thường xuyên bảo trì làm vệ sinh hệ thống máy lạnh của phòng mổ. / Phun khử khuẩn không khí phòng mổ nếu không khí chưa đạt tiêu chuẩn / Dụng cụ và rác thải phải đi theo một chiều. / Cọ rửa lavabo, nhà tắm, bồn rửa tay ngày 2 lần  hoặc khi cần. / Cần lau khô ngay sàn nhà nơi phẫu thuật viên rửa tay

Vệ sinh sau ca mổ

a. Bên trong phòng mổ: Thu dọn ra khỏi phòng (để riêng từng túi): rác, y tế, áo mổ, khăn trải. / Đổ rửa sạch các bình hút, thùng rác. / Lau với dung dịch khử khuẩn, sau đó lau khô lại bằng khăn sạch / Lau nền nhà bằng dung dịch khử khuẩn./ Sắp xếp ngăn nắp dụng cụ theo nơi qui định. / Tiếp tục ca mổ sau (nếu có) hay khóa cửa phòng mổ nếu không sử dụng. / Cuối ngày cọ rửa dép với nước xà bông, xả sạch, lau khô, xếp vào nơi qui định

b. Hành lang: Quét trần nhà, lau đèn, Hút bụi/ Cọ rửa hành lang từng vùng, lau khô ngay. / Lau tường men, cửa kính (mặt ngoài).

c. Cọ rửa nơi rửa tay phẫu thuật: Cọ rửa lavabo sạch sẽ bằng hoá chất khử khuẩn. / Vệ sinh sàn nhà nơi rửa tay, lau khô ráo. / Lau và làm vệ sinh  tủ để đồng phục.

Để có thêm thông tin Quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline: 0906 871 677 để được tư vấn miễn phí hoặc tham khảo tại www.panpacificsaigon.com

 

 

Các tin khác